[Kinh Phật] Bộ Trung Quán Luận (01 Quyển) - Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Q.103/203

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 345.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Trung luận 中論 hoặc Trung quán luận 中觀論, Trung luận tụng 中論頌, gọi đầy đủ theo tên Phạn văn (mūlamadhyamakakārikā) là Căn bản trung luận tụng 根本中論頌, là một tác phẩm tối quan trọng của Long Thọ, người khai sáng tông phái Trung quán (mādhyamika) tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

I.  Tên gọi:

Dựa trên bản tiếng Phạn hiện còn tồn tại, tên tiếng Phạn của Trung luận là Mūla-madhyamaka-kārikā, do 3 cụm từ tổ hợp thành. Mūla nghĩa là “căn bản”; madhyamaka xuất phát bởi tính từ madhya (trung, trung gian), cộng thêm đuôi ma (tối cao, chí thượng), hình thành nên nghĩa “tối trung” hoặc “chí trung”; kārikā nghĩa là “tụng kệ”, “luận tụng”. Do đó Mūlamadhyamakakārikā có thể được dịch là “Căn bản trung luận tụng”.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, sở dĩ Trung luận được gọi là “Căn bản trung luận tụng” vì tất cả những trước tác của Long Thọ sau này như Thập nhị môn luận (dvādaśanikāya-śāstra), Vô uý chú (mūlamādhyamikavṛtti-akutobhayā), v.v… đều dựa trên những lý thuyết căn bản của Trung luận mà triển khai.

Nội dung Trung luận là làm sáng tỏ pháp Quán trung đạo cho nên còn gọi là Trung quán luận. Trung có nghĩa là rời khỏi sự điên đảo hí luận khỏi hai cực đoan là không (vô) và có (hữu). Pháp Quán trung đạo này lấy trí tuệ tánh không làm thể, lấy sự quán chiếu nhân duyên, trung đạo, bất nhị,  xa lìa vọng chấp hữu-vô làm dụng.  Nguồn gốc phép quán này chính là khái niệm Chánh kiến mang nghĩa trung đạo xa lìa chấp có, chấp không mà Đức Phật đã thuyết trong Tạp A Hàm, kinh số 301 Tán-đà Ca-chiên-diên (Kaccayanagotta). Chánh tức là trung, còn kiến tức là quán, chánh kiến tức là trung quán.

Các bản Hán dịch cũng có nhiều tên khác nhau. Trong giai đoạn đầu, vào năm 409, Cưu-ma-la-thập dịch vắn tắt là Trung luận (CBETA, T30n1564, 中论, 4 quyển, Long Thọ Bồ Tát tạo, Phạm Chí Thanh Mục thích). Sau này ngài Cát Tạng 吉藏 (549-623), một cao tăng của Tam luận tông, đổi lại là Trung quán luận, cũng có khi ngài gọi là Chánh quán luận trong tác phẩm nổi tiếng của ngài là Tam luận huyền nghĩa. 三論玄義 (T45n1852).

Bản Hán dịch của Pháp sư Cưu-ma-la-thập  gồm có phần kệ dịch của ngài và lời bình ngắn gọn, cụ thể, bình dị bằng văn xuôi của Luật sư Thanh Mục (Vimalaksa), là vị thầy Bà-la-môn trước kia của Pháp sư Cưu-ma-la-thập, và được Tăng Duệ, một trong những đệ tử chính của Pháp sư, chịu trách nhiệm xuất bản đầu tiên như trong Lời Tựa của ông cho biết.

Ấn Thuận pháp sư căn cứ vào truyền thống Phật giáo Tây Tạng phân các trước tác của Long Thọ thành hai loại. Một là “quyết trạch thậm thâm nghĩa”, lấy phương thức lí luận thâm nhập chư pháp thật tướng, bao gồm Trung luận, Thất thập không tính luận, Lục thập như lí luận, Hồi tránh luận, v.v… Hai là “phân biệt bồ tát quảng đại hành”, bao gồm Đại trí độ luận, Thập trụ bì bà sa luận, Bồ đề tư lương luận, Bảo hành vương chánh luận, Khuyến giới vương tụng, v.v…  Do đó, Trung luận chính là một trước tác thuộc loại quyết trạch thậm thâm nghĩa.

II.  Mục đích tạo luận

Tám câu kệ đầu của Trung luận, Long Thọ bồ tát đã công khai rõ ràng mục đích của ngài là “thiện diệt chư hý luận”: Bất sanh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất xuất. Năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hí luận, ngã kê thủ lễ Phật, chư thuyết trung đệ nhất. Trong phần lời bình, ngài Thanh Mục giải thích rộng hơn như sau:

Hỏi: Tại sao tạo luận này?

Đáp: Có người nói tất cả mọi vật do trời Đại Tự Tại sinh ra. Có người nói do thần Vi Nữu (Vishnu) sinh ra, có người bảo do hoà hợp sinh ra, có người bảo do thời gian sinh ra, có người nói do bản tánh của thế giới sinh ra, có người nói do “biến hóa” sinh ra, có người nói do tự nhiên sanh ra và có người nói do cực vi sanh ra. Do những chủ trương sai lầm đó, họ rơi vào những cái thấy sai như vạn vật không có nhân duyên hoặc nhân duyên sai lầm, là thường hay đoạn, v.v… Bằng những cách khác nhau, họ giải thích “tôi” và “cái của tôi” mà chẳng biết chánh pháp. Đức Phật, muốn dẹp hết những cái thấy sai như vậy, ban đầu dạy mười hai nhân duyên trong pháp Thanh văn; nhưng vì lợi ích của những người đã tự ứng dụng, những người có đại tâm và những người có khả năng thọ nhận Pháp sâu xa, Phật xiển dương các tướng của nhân duyên trong Pháp Đại thừa, tức là tất cả các pháp chẳng sinh cũng chẳng diệt, chẳng đồng cũng chẳng khác...; hoàn toàn là không, chẳng gì có cả. Trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói, “Phật bảo Tu-bồ-đề: ‘Khi Bồ-tát ngồi yên nơi đạo tràng thì thấy mười hai nhân duyên như hư không vô tận.’ Sau khi Phật diệt độ, trong năm trăm năm thứ hai là thời kỳ tượng pháp, căn cơ con người trở nên chậm lụt, họ bị vướng mắc vào tất cả các pháp, tìm kiếm các định tướng nơi mười hai nhân duyên, năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, vân vân. Họ chẳng biết ý Phật, chỉ vướng mắc vào chữ và lời. Nghe trong Pháp Đại thừa dạy tánh không, họ không biết lý do các pháp không, vì thế suy nghĩ, nghi ngờ và thấy, ví dụ như, “Nếu tất cả các pháp hoàn toàn là không thì làm sao phân biệt được tội và phước, nghiệp báo vân vân? Nếu thế thì chẳng có tục đế, chẳng có đệ nhất nghĩa đế.” Họ chấp giữ tướng “không” và sinh ra ràng buộc, tham lam, gây nên đủ thứ lỗi lầm vì không. Vì chính những lý do đó mà Bồ-tát Long Thọ viết ra Trung luận.

Như vậy, mục đích Long Thọ tạo Trung luận nhằm phá tà kiến thường-đoạn, hữu-vô, v.v…. của Phật giáo bộ phái và ngoại đạo đang thịnh hành vào thời của ngài; đồng thời hộ trì Phật pháp, xiển dương chánh kiến về bất nhị, trung đạo, nhân duyên và tánh không của các pháp.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT:

- A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (Đối diện Điện Máy Xanh; cách bến xe Q8 150m hướng về phía đường Nguyễn Văn Linh)

- SĐT: 028 6265 2039

DAVIBOOKS đem đến cho Quý độc giả những bộ sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

 

 

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét